Ma trận liên thuộc

Trong lý thuyết đồ thị[1], ta có thể biểu diễn 1 đồ thị G=(V,E) [có hướng hay vô hướng] thành một ma trận liên thuộc (incidence matrix).

Định nghĩa

Có hướng

—Nếu G là đồ thị có hướng không có khuyên, ma trận liên thuộc (hay liên kết đỉnh cạnh) của đồ thị G, ký hiệu A(G), là ma trận n*m (n: số đỉnh, m: số cạnh) được định nghĩa là A = (Aij) với quy ước:

    * Aij = 1 nếu cạnh j hướng ra khỏi đỉnh i 
    * Aij = -1 nếu cạnh j hướng vào đỉnh i. 
    * Aij = 0 nếu cạnh j không kề đỉnh i.

DTLT Có Hướng MTLT Có Hướng

Vô hướng

—Nếu G là đồ thị vô hướng không có khuyên, ma trận liên thuộc (hay liên kết đỉnh cạnh) của đồ thị G, ký hiệu A(G), là ma trận n*m (n: số đỉnh, m: số cạnh) được định nghĩa là A = (Aij) với quy ước:

    * Aij = 1 nếu đỉnh i kề với cạnh j. 
    * Aij = 0 nếu ngược lại.

DTLT Vô Hướng MTLT Vô Hướng

Bậc Đồ Thị Dựa Vào Bảng Ma Trận

Có hướng

  • Tổng bậc ra (+) của các đỉnh = Tổng bậc vào (-) của các đỉnh = Đỉnh. Ký hiệu: Σdeg-(v) = Σdeg+(v) = |E|, trong đó |E| là số cạnh của đồ thị

(Trong minh họa hình trên: 7(-1) = 7(+1) = 7)

  • Tổng bậc của tất cả các đỉnh = 2 lần số cạnh. Ký hiệu: Σdeg(v) = 2|E|

(Trong minh họa hình trên: 7(-1) + 7(+1) = 7*2)

Vô hướng

  • Tổng bậc của tất cả các đỉnh = 2 lần số cạnh. Ký hiệu: Σdeg(v) = 2|E|

(Trong minh họa hình trên: 14(1) = 7*2 )

Ví dụ:Nếu một đồ thị có 6 đỉnh bậc 3,2 đỉnh bậc 4,4 đỉnh bậc 5(tổng cộng 12 đỉnh) thì đồ thị có bao nhiêu cạnh?

Số cạnh 2|E|=6x3+2x4+4x5=46 {\displaystyle \Rightarrow } |E|=23

  • Hệ quả:Số lượng các đỉnh bậc lẻ trong một đồ thị bất kì là số chẵn

Nhận xét

  • Trong ma trận của đồ thị có hướng tổng bậc ra của các đỉnh = Tổng bậc vào của các đỉnh = Đỉnh.
  • Trong ma trận của đồ thị vô hướng tổng bậc của tất cả các đỉnh = 2 lần số cạnh.
  • Ưu điểm:
    • Đồ thị có cạnh song song
    • Ma trận liên thuộc đỉnh-cạnh sẽ tiết kiệm bộ nhớ hơn khi đồ thị có ít cạnh/cung.
  • Khuyết điểm:
    • Biểu diễn phức tạp

Tham khảo

  1. ^ Reinhard Diestel. Graph Theory, Electronic Edition 2005. © Springer - Verlag Heidelberg, New York 1997, 2000, 2005
  • Diestel, Reinhard (2005), Graph Theory, Graduate Texts in Mathematics 173 (3rd ed.), Springer-Verlag, ISBN 3-540-26183-4.
  • Coxeter, H.S.M. Regular Polytopes, (3rd edition, 1973), Dover edition, ISBN 0-486-61480-8 (Section 9.2 Incidence matrices, pp. 166–171)
  • Jonathan L Gross, Jay Yellen, Graph Theory and its applications, second edition, 2006 (p 97, Incidence Matrices for undirect graphs; p 98, incidence matrices for digraphs)
  • Weisstein, Eric W., "Incidence matrix" from MathWorld.
Các chủ đề chính trong toán học
Nền tảng toán học | Đại số | Giải tích | Hình học | Lý thuyết số | Toán học rời rạc | Toán học ứng dụng |
Toán học giải trí | Toán học tô pô | Xác suất thống kê
  • x
  • t
  • s
Các chủ đề trong Đại số tuyến tính
Khái niệm cơ bản
Three dimensional Euclidean space
Ma trận
Song tuyến tính
Đại số đa tuyến tính
Xây dựng không gian vectơ
Đại số tuyến tính số
  • Thể loại Thể loại
  • Danh sách Mục lục
  • Cổng thông tin Chủ đề Toán học
  • Trang Wikibooks Wikibook
  • Trang Wikiversity Wikiversity
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s